Bạn thực sự muốn gì? 4 bước đơn giản giúp bạn làm rõ ước mơ của mình
Có phải chăng nhiều người trong chúng ta không đạt được thành công, hạnh phúc thật sự không phải vì họ không đủ giỏi, không đủ may mắn. Mà đơn giản là vì họ chưa bao giờ dành thời gian để tự hỏi: “Mình thực sự muốn gì trong cuộc đời này?”
Nếu không biết mình đang đi đâu, bạn sẽ đến một nơi không như bạn mong muốn và tưởng tượng. Điều này chẳng khác nào việc bạn gọi taxi mà không biết sẽ đi đâu. Dù tài xế có giỏi đến mấy, xe có tốt đến đâu thì cuối cùng bạn vẫn chỉ đi vòng vòng và không đến được đích đến nào cả. Và tệ hơn, bạn còn tốn thời gian, tiền bạc và cả năng lượng của mình cho những chuyến đi vô định đó.
Tại sao việc xác định mong muốn lại quan trọng đến vậy?
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường bị cuốn vào guồng quay của công việc và trách nhiệm hàng ngày. Chúng ta bận rộn đến nỗi quên mất việc dừng lại để suy ngẫm về những điều mình thực sự khao khát. Nhiều người chọn con đường an toàn: một công việc ổn định, một cuộc sống bình thường, và tự nhủ rằng “thế là đủ”. Nhưng sâu thẳm trong lòng, họ vẫn cảm thấy thiếu vắng điều gì đó.
Khi không xác định được điều mình thực sự mong muốn, chúng ta dễ rơi vào tình trạng:
- Lãng phí thời gian và năng lượng cho những việc không thực sự quan trọng
- Dễ bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của người khác
- Sống trong trạng thái “tồn tại” chứ không phải “sống”
- Khó đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống
Ngược lại, khi bạn có một đích đến rõ ràng, mọi thứ sẽ khác biệt hoàn toàn. Giống như một la bàn, ước mơ rõ ràng sẽ định hướng cho mọi quyết định và hành động của bạn. Bạn sẽ:
- Đưa ra quyết định dễ dàng và tự tin hơn
- Tập trung nguồn lực vào đúng hướng
- Có động lực mạnh mẽ để vượt qua thử thách
- Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và mục đích
4 bước để làm rõ đích đến/ước mơ của bạn
Ước mơ hay nói cách khác đó chính là tầm nhìn của bạn, là bức tranh lớn về cuộc đời và sự nghiệp của bạn. Bức tranh đó có phiên bản hoàn chỉnh của bạn, của những gì bạn làm. Nó cũng là kim chỉ nam, là điểm neo để bạn bám vào trong suốt chặng đường phía trước.
Dưới đây là 4 bước gợi ý để bạn tiếp cận với những điều bạn thực sự muốn hướng đến.
Bước 1. Khám phá qua Khát khao và Bất mãn
“Tôi muốn gì?” – Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người bối rối. Mình đã từng như vậy. Khi được hỏi về ước mơ, câu trả lời thường rất mơ hồ như “Tôi muốn hạnh phúc”, “Tôi muốn thành công”, hay “Tôi muốn có nhiều tiền”. Những câu trả lời này quá chung chung và không đủ rõ ràng để tạo động lực thực sự.
Vậy làm thế nào để xác định được điều mình thực sự mong muốn?
Có một sự thật là: Ước mơ của bạn “trò chuyện” với bạn theo hai cách: cách thứ nhất thông qua khát khao của bạn, và thứ hai thông qua những gì bạn chưa hài lòng. Nếu bạn đang khao khát điều gì đó hoặc nếu bạn cảm thấy không hài lòng, đây là cách cuộc sống đang cố gắng biểu lộ mong muốn được tự do hơn, sung mãn hơn.
Vì vậy, hãy dành một chút thời gian để xác định cả điều khát khao lẫn bất mãn của bạn trong từng khía cạnh của cuộc sống (sức khỏe, mối quan hệ, sự nghiệp, tự do tài chính).
Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn gặp khó khăn khi tiếp cận với những điều mình mong muốn, hãy đừng tự bỏ, hãy tiếp cận điều đó ở một góc độ người lại-là sự bất mãn. Thông qua những bất mãn, những điều chúng ta thật sự mong muốn sẽ hiển lộ,
– Khát khao (Longing): Những điều bạn luôn mong muốn nhưng chưa đạt được. Những mong muốn này không đơn thuần chỉ là xét về khía cạnh công việc, mà ở đây mình muốn nhấn mạnh rằng: hãy mở rộng ra, khiến cho cuộc sống của bạn trở nên cân bằng với ước mơ trong 4 khía cạnh quan trọng nhất. Ví dụ, mình mong muốn sẽ trở thành một người viết sách, xuất bản những cuốn sách đầu tay và mang con chữ đến mọi người; mong muốn có một làn da mịn màng, không còn sẹo rỗ và một tâm trí bình an, tĩnh lặng.
– Sự bất mãn (Discontent) được hiểu là những điều hiện diện trong cuộc sống mà bạn không hài lòng và muốn thay đổi. Ví dụ, mình đã từng cảm thấy bất mãn với công việc văn phòng 8-5, với việc không có thời gian cho gia đình, với việc không thể tự do sáng tạo. Những điều này tạo ra cảm giác không hài lòng, khó chịu và thiếu vắng. Sự bất mãn giống như một tín hiệu cảnh báo, cho bạn biết đâu là những điều cần được cải thiện.
Bạn có thể làm bài tập này bằng cách tạo bảng. Hãy chia bảng thành 3 cột, một hàng là một khía cạnh, một cột là điều mình bất mãn, một cột là điều bạn mong muốn. Khi tiếp cận với góc độ này mình tin là bạn sẽ có thể nhìn ra được ước mơ của mình dễ dàng hơn.
Khía cạnh | Điều bạn chưa hài lòng | Điều bạn khát khao |
Sức khỏe thể chất & tinh thần(Ví dụ: mức độ thể lực, thói quen ăn uống, cân nặng, mức năng lượng,bệnh tật, giấc ngủ, v.v.) | ||
Mối quan hệ(Ví dụ: vợ/chồng, gia đình, bạn bè, cộng đồng, người cố vấn, huấn luyện viên,…) | ||
Sự nghiệp/ Công việc(Ví dụ: công việc, thăng chức, khởi nghiệpmột doanh nghiệp, viết sách,….) | ||
Tự do về thời gian và tiền bạc(Ví dụ: mức thu nhập, thời gian đểđi du lịch hoặc dành cho những người thân yêu, v.v.) |
Bước 2. Xác định bức tranh cuộc đời mơ ước qua 4 góc phần tư
Để có một tầm nhìn toàn diện và sống một cuộc đời trọn vẹn, bạn cần một lần nữa làm rõ bằng cách ghi lại những điều mình thật sự mong muốn, bằng cách cân bằng 4 khía cạnh sau:
#1 Sức khỏe – Nền tảng của mọi thành công
Đây không chỉ là vấn đề thể chất mà còn bao gồm sức khỏe tinh thần, cảm xúc và tâm linh. Hãy mô tả:
- Một ngày tràn đầy năng lượng của bạn diễn ra như thế nào
- Thói quen sinh hoạt và tập luyện bạn muốn xây dựng
- Trạng thái cảm xúc và tinh thần bạn mong muốn duy trì
- Các hoạt động nuôi dưỡng tâm hồn (thiền định, yoga, đọc sách…)
#2 Mối quan hệ – Nguồn hạnh phúc bền vững
Mối quan hệ sâu sắc và chân thành là chìa khóa của một cuộc sống ý nghĩa. Hãy mô tả:
- Cách bạn kết nối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
- Những hoạt động gắn kết bạn muốn tạo ra
- Giá trị cốt lõi trong các mối quan hệ của bạn
- Những phẩm chất bạn mong muốn từ những người xung quanh
- Cách bạn đóng góp và nhận lại trong mỗi mối quan hệ
#3 Sự nghiệp – Không gian sáng tạo và cống hiến
Sự nghiệp không chỉ là công việc kiếm tiền mà là cách bạn tạo tác động trong đời. Viết về:
- Công việc lý tưởng và môi trường làm việc mơ ước
- Cách bạn sử dụng tài năng để đóng góp cho thế giới
- Các hoạt động tình nguyện và phi lợi nhuận bạn muốn tham gia
- Tác động bạn muốn tạo ra cho cộng đồng
#4 Tự do về thời gian và tài chính – Nền tảng cho cuộc sống như ý
Đây là khả năng làm chủ nguồn lực của bạn. Hãy cụ thể hóa:
- Thu nhập mục tiêu và cách bạn tạo ra nó
- Số giờ làm việc lý tưởng mỗi ngày
- Cách bạn sử dụng thời gian cho những điều quan trọng
- Những trải nghiệm bạn muốn tận hưởng khi có tự do tài chính
Để thực hiện bước này được dễ dàng, bạn có thể kẻ bảng và lần lượt ghi xuống những điều mình mong muốn.
Khía cạnh | Điều bạn thật sự mong muốn |
Sức khỏe thể chất & tinh thần(Ví dụ: mức độ thể lực, thói quen ăn uống, cân nặng, mức năng lượng,bệnh tật, giấc ngủ, v.v.) | |
Mối quan hệ(Ví dụ: vợ/chồng, gia đình, bạn bè, cộng đồng, người cố vấn, huấn luyện viên,…) | |
Sự nghiệp/ Công việc(Ví dụ: công việc, thăng chức, khởi nghiệpmột doanh nghiệp, viết sách,….) | |
Tự do về thời gian và tiền bạc(Ví dụ: mức thu nhập, thời gian đểđi du lịch hoặc dành cho những người thân yêu, v.v.) |
Bước 3: Kiểm tra tính xác thực của ước mơ
Sau khi đã phác thảo được bức tranh cuộc đời mong muốn, hãy dành thời gian để kiểm tra tính xác thực của ước mơ qua 5 câu hỏi quan trọng sau:
1. Ước mơ này có thực sự là của mình không?
Hãy lắng nghe trái tim mình thật kỹ. Khi nghĩ về ước mơ này, bạn có cảm thấy phấn khích, háo hức từ bên trong không? Hay đó chỉ là những kỳ vọng mà gia đình, xã hội đặt lên vai bạn? Nhiều người chọn trở thành bác sĩ vì cha mẹ mong muốn, theo đuổi một công việc “ổn định” vì xã hội định nghĩa đó là thành công. Ước mơ đích thực sẽ khiến trái tim bạn rung động mỗi khi nghĩ đến, dù không ai thúc đẩy hay khen ngợi.
2. Nó có phù hợp với những giá trị cốt lõi của bạn không?
Mỗi người đều có những giá trị riêng mà họ trân quý – có thể là sự tự do, tính chính trực, lòng trắc ẩn hay tinh thần trách nhiệm. Ước mơ của bạn có đi ngược lại những giá trị này không? Ví dụ, nếu gia đình là ưu tiên hàng đầu của bạn, một ước mơ đòi hỏi bạn phải xa gia đình trong thời gian dài có thể không phải là lựa chọn phù hợp. Một ước mơ đích thực sẽ hài hòa với những giá trị quan trọng nhất của bạn.
3. Nó có thúc đẩy bạn phát triển không?
Ước mơ phải đủ lớn để khiến bạn phải vươn mình lên. Nếu bạn đã biết chính xác cách để đạt được nó với năng lực hiện tại, có lẽ đó chưa phải là một ước mơ đủ lớn. Ước mơ đích thực sẽ đòi hỏi bạn phải học hỏi những kỹ năng mới, phát triển những phẩm chất mới, và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
4. Nó có cần sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài không?
Một ước mơ đủ lớn sẽ không thể hoàn thành một mình. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ từ những người khác, từ các nguồn lực bên ngoài khả năng hiện tại của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn yếu kém, mà ngược lại – nó cho thấy tầm nhìn của bạn đủ lớn để tạo ra tác động đáng kể. Giống như câu nói “Nếu ước mơ không khiến bạn sợ hãi, có lẽ nó chưa đủ lớn.”
5. Nó có tạo ra giá trị cho người khác không?
Đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất. Vũ trụ luôn ủng hộ những ước mơ mang lại giá trị cho nhiều người. Khi ước mơ của bạn không chỉ phục vụ bản thân mà còn đóng góp tích cực cho cộng đồng, nó sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn trên hành trình hiện thực hóa. Hãy tự hỏi: Ước mơ của mình sẽ giúp ích được cho ai? Nó sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn như thế nào?
Bước 4. Làm rõ tầm nhìn thông qua viết
Khi đã có một ước mơ đủ xác thực, bước quan trọng tiếp theo là làm rõ tầm nhìn của bạn thông qua việc viết. Việc viết không chỉ giúp cụ thể hóa ước mơ mà còn tạo ra một cam kết mạnh mẽ với chính bản thân.
Tại sao cần viết ra?
- Viết giúp kích hoạt cả hai bán cầu não, tăng khả năng tư duy và sáng tạo
- Khi viết, bạn buộc phải làm rõ những điều còn mơ hồ trong đầu
- Những điều được viết ra có xu hướng trở thành hiện thực nhiều hơn
- Bạn có thể quay lại đọc và điều chỉnh tầm nhìn khi cần
Cách thực hành viết hiệu quả:
- Viết như thể ước mơ đã thành hiện thực
- Sử dụng thì hiện tại: “Tôi đang…”
- Mô tả chi tiết những gì bạn thấy, nghe, cảm nhận
- Viết về cảm xúc và trạng thái khi sống trong ước mơ đó
2. Viết càng cụ thể càng tốt
Đừng chỉ viết “Tôi muốn khỏe mạnh”. Thay vào đó, hãy tưởng tượng và mô tả một ngày lý tưởng của bạn:
“Mỗi sáng tôi thức dậy lúc 5h30, cảm nhận năng lượng tràn đầy trong cơ thể. Không vội vàng check điện thoại, tôi dành 30 phút đầu tiên để ngồi thiền trong góc nhỏ yên tĩnh bên cửa sổ. Đây là khoảng thời gian quý giá để kết nối với chính mình, để tâm trí được trong trẻo và sẵn sàng cho ngày mới…”
Hay
Thay vì chỉ nói về chức danh hay mức lương, hãy mô tả công việc mơ ước như thế này:
“Mỗi sáng tôi bước vào văn phòng với cảm giác hào hứng, biết rằng hôm nay mình sẽ lại được tạo ra điều ý nghĩa. Doanh nghiệp xã hội của tôi đang giúp hàng nghìn trẻ em tiếp cận với giáo dục chất lượng. Đội ngũ 20 người của tôi làm việc trong không gian sáng tạo, nơi mỗi ý tưởng đều được tôn trọng và nuôi dưỡng…”
“Thu nhập 100 triệu mỗi tháng cho phép tôi linh hoạt với thời gian của mình. Tôi làm việc 6 tiếng mỗi ngày, tập trung vào những việc tôi giỏi nhất và đam mê nhất. 30% thu nhập được đầu tư vào các dự án cộng đồng tôi tâm huyết, tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội…”
- Tích hợp cả 4 góc phần tư
- Đảm bảo tầm nhìn bao gồm mọi khía cạnh cuộc sống
- Chỉ ra mối liên hệ giữa các lĩnh vực
- Tạo ra một bức tranh hài hòa và cân bằng
- Tầm nhìn không phải là thứ cố định
- Cho phép nó phát triển cùng với sự trưởng thành của bạn
- Thường xuyên xem lại và tinh chỉnh
4. Cập nhật và điều chỉnh thường xuyên
Một số câu hỏi gợi ý khi viết:
- Một ngày điển hình trong cuộc sống mơ ước của tôi diễn ra như thế nào?
- Tôi đang làm việc với ai? Trong môi trường nào?
- Tôi đang tạo ra tác động gì cho thế giới?
- Tôi cảm thấy thế nào về bản thân và cuộc sống?
- Những giá trị nào đang được thể hiện trong cuộc sống của tôi?
Lời kết: Khởi đầu hành trình vẽ bức tranh cuộc đời mơ ước
Việc xác định và làm rõ ước mơ không phải là điểm đến cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới. Một hành trình mà ở đó bạn từng bước tiến gần hơn đến cuộc sống mình mong muốn.
Mình tin rằng để biến ước mơ thành hiện thực, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm rõ nó. Giống như việc xây một ngôi nhà, bạn cần có bản vẽ chi tiết trước khi bắt đầu. Ước mơ của bạn cũng vậy – nó cần được vẽ ra thật rõ ràng trong tâm trí trước khi bạn có thể biến nó thành hiện thực.
“Mỗi chúng ta vốn dĩ chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu chúng ta lãng phí cuộc đời của mình để sống một cuộc sống qua ngày, một cuộc sống không có định hướng, lầm lũi và không biết mình sẽ đi về đâu, thì thật ra đơn giản là chúng ta đang tồn tại chứ không phải chúng ta đang sống.”
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vẽ nên bức tranh cuộc đời mơ ước của mình, mình đã tạo một email course “7 ngày viết xuống bức tranh cuộc đời mơ ước”.
Trong 7 ngày này, mình sẽ gửi đến bạn:
- Hướng dẫn chi tiết cho từng bước, mỗi ngày một chút để bạn bắt đầu dễ dàng hơn
- Bài tập thực hành cụ thể mỗi ngày
- Template và công cụ hỗ trợ
- Ví dụ thực tế từ hành trình của mình
- Tham gia nhóm nhỏ để tâm sự cùng nhau
💌 Đăng ký ngay hôm nay để thực hành cùng mình nhé:
Link đăng ký
Mình tin rằng trong mỗi chúng ta đều có những ước mơ đang chờ được đánh thức và thực hiện. Hãy để hôm nay là ngày bạn bắt đầu hành trình của mình!
Lan Nguyên